Tìm hiểu thông số kỹ thuật của pin

Pin là một thiết bị quá đỗi thân thuộc trong cuộc sống tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm rõ những ký hiệu ghi trên pin. Bài viết này giải thích một số thông số và ký hiệu được sử dụng phổ thông trên các loại pin thông dụng hiện nay. Nắm được các thông tin này sẽ giúp người dùng sử dụng pin hiệu quả an toàn, kéo dài tuổi thọ của pin.

Ngày đăng: 27-03-2015

24,910 lượt xem

Tất cả các nhà sản xuất pin và lưu trữ điện năng đều phải tuân thủ các quy định, trong đó phải nêu rõ những thông số cơ bản như kích cỡ pin, loại hợp chất hóa học, điện lượng và hiệu điện thế cũng như những chú thích liên quan đến sử dụng, tái chế và nguồn gốc xuất xứ.

tim-hieu-thong-so-ky-thuat-cua-pin-1

1. ĐIỆN LƯỢNG (MAH):

tim-hieu-thong-so-ky-thuat-cua-pin-2

Điện lượng (hay còn được gọi là dung lượng của pin) là lượng điện mà pin có thể tạo ra tại điện áp danh định, thường được tính bằng đơn vị miliampe giờ (mAh) hoặc ampe giờ (Ah). Ví dụ pin có dung lượng 2000 mAh tức là nó có thể cung cấp một dòng điện tối đa 2000 mAh (tương đương 2A) cho thiết bị sử dụng trong thời gian một giờ. Chỉ số này là cơ sở để so sánh sức mạnh của các loại pin. 

tim-hieu-thong-so-ky-thuat-cua-pin-3

Pin có số mAh càng lớn thì càng mạnh và vì vậy điện lượng pin càng lớn thì thời gian hoạt động của thiết bị càng kéo dài. Các loại pin tiểu thường có điện lượng khoảng 1000 mAh trong khi những khối pin (chính xác là hệ thống pin – battery pack) cho laptop, smartphonemáy tính bảng có điện lượng lên tới vài ngàn mAh.

2. HIỆU ĐIỆN THẾ (V)

tim-hieu-thong-so-ky-thuat-cua-pin-4

Hiệu điện thế của pin là điện áp danh định mà pin tạo ra khi hoạt động, thường được tính bằng Volt (V). Ví dụ pin có hiệu điện thế 4,5 V có nghĩa là nó tạo ra được điện áp 4,5 V giữa hai điện cực dương (+) và âm (-). Hiệu điện thế của pin càng lớn thì pin càng khỏe và có khả năng làm việc với các thiết bị yêu cầu điện áp cao. Pin tiểu thông thường có hiệu điện thế khoảng 1,5 V trong khi pin laptop có hiệu điện thế khoảng 12V. 

3. LOẠI HỢP CHẤT HÓA HỌC

Hợp chất hóa học là một dấu hiệu để xác định loại pin và nó thường được chú thích bằng các ký hiệu hóa học ghi trên thân pin. Hiện nay ngành công nghiệp pin đang sử dụng một số hợp chất chủ yếu sau:

- Alkaline: Là loại pin không sạc dựa trên phản ứng giữa kẽm và mangan dioxit (Zn/MnO2). Pin Alkaline có mật độ tích điện trung bình và giá thành rẻ.

- Niken Cadimi (NiCd): đây là loại pin sạc có giá thành rẻ, mật độ tích điện thấp tuy nhiên tại một số nước châu Âu cấm sử dụng pin NiCd vì Cadimi khá độc hại.

- Axit-chì (Lead-Acid): loại pin này có mật độ tích điện và giá thành trung bình, ngày nay ít được sử dụng do tính chất độc hại của chì. Chúng thường được dùng trong ắc-quy xe hơi.

- Niken Metal Hydrid (NiMH): Loại pin rẻ tiền với mật độ tích điện ở mức độ trung bình.

- Niken Kẽm (NiZn): Loại pin có giá thành rẻ và tích điện tốt.

- Bạc Kẽm (AgZn): Loại pin sạc có giá thành cao nhưng mật độ tích điện tốt và điện lượng tốt. 

- Lithium-ion (Li-ion): Loại pin sạc có giá thành đắt với mật độ tích điện rất tốt, hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị công nghệ.

4. KIỂU DÁNG PIN

Kiểu dáng pin là một thông số quan trọng mà người dùng có thể lựa chọn để lắp cho các thiết bị phù hợp. Kiểu dáng pin được ký hiệu tùy thuộc vào hình dạng của pin. 

- Pin đũa: dạng hình trụ với chiều cao lớn hơn đường kính. Loại pin này rất phổ biến trong hầu hết các thiết bị điện, điện tử xách tay rẻ tiền như radio casstte, đèn pin… 

tim-hieu-thong-so-ky-thuat-cua-pin-5

- Pin trụ chữ nhật: Pin có dạng khối trụ chữ nhật và thường là những loại pin có hiệu điện thế và điện lượng cao. Ký hiệu của pin được đánh theo hiệu điện thế danh định. Kiểu dáng pin này thường được sử dụng trong các điện thoại, máy tính bảng...

tim-hieu-thong-so-ky-thuat-cua-pin

- Pin cúc: Pin cúc này thường được dùng trong đồng hồ điện tử, máy tính điện tử cầm tay. Loại pin này có điện lượng và hiệu điện thế tương đối nhỏ khoảng vài chục mAh và 1,5 V. Ngoài đường kính và độ dày khác nhau, pin cúc còn được phân biệt bởi hợp chất hóa học: CR – lithium manganese dioxide, SR – bạc oxit và LR – alkaline. Các ký hiệu này có thể tìm thấy trong thành phần của tên gọi được ghi trên thân pin.

tim-hieu-thong-so-ky-thuat-cua-pin-7

Những bài viết khác bạn nên quan tâm:

Những điều cần biết về các loại pin điện thoại

Pin điện thoại di động của bạn còn tốt không?

5 điều lầm tưởng thường xuyên về sạc pin điện thoại

Những "thủ phạm" khiến điện thoại mau hết pin

Mẹo sử dụng pin smartphone tiết kiệm

Sạc điện thoại nhanh chóng. Bạn đã biết cách?

Những việc cần làm khi điện thoại không sạc được

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha